==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Đà Lạt Tham quan thưởng thức lễ hội Cồng Chiêng Khi gió rừng tràn về là lúc mùa màng thu hoạch xong. Mọi nhà, mọi buôn chuẩn bị mừng lễ hội, từ lễ đặt tên cho đứa bé, cho đến lễ trưởng thành, trao vòng đính hôn… đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng.

Cồng chiêng không chỉ để giao lưu với thần linh, thông tin đến mọi người trong buôn làng, mà còn là tâm hồn của người Tây Nguyên đầy trữ tình và khát vọng yêu cuộc sống.

hành trình Đà Lạt tham quan thưởng thức lễ hội Cồng Chiêng Khi gió rừng tràn về là lúc mùa màng thu hoạch xong. Mọi nhà, mọi buôn chuẩn bị mừng lễ hội, từ lễ đặt tên cho đứa bé, cho đến lễ trưởng thành, trao vòng đính hôn… đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng.

Cồng chiêng không chỉ để giao lưu với thần linh, thông tin đến mọi người trong buôn làng, mà còn là tâm hồn của người Tây Nguyên đầy trữ tình và khát vọng yêu cuộc sống.

Cồng chiêng Tây Nguyên bao giờ cũng có bộ, mỗi dân tộc có một bộ chiêng khác nhau, dàn chiêng Ê đê có từ 7-10 chiếc. Chỉ cần nghe âm điệu là biết ngay nơi đó có việc gì đang diễn ra, chiêng bỏ mả chầm chậm như tiếc thương; chiêng đám cưới rộn ràng; chiêng cúng bái trang trọng ngân nga… Cồng chiêng đã trở nên thân quen trong cuộc sống của đồng bào dân tộc. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Lễ Hội Cồng Chiêng

 

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

 Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.

Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.

Về nguồn gốc, theo một số nhà nghiên cứu, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng... Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng.

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

 

 

Lễ Hội Cồng Chiêng, Le hoi cong chieng

Lễ Hội Cồng Chiêng, Le hoi cong chieng
18 1 19 37 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==